Trong mỗi ngành nghề đều cần có những công cụ và tài liệu nhất định để hỗ trợ công việc hàng ngày. Đối với những người thợ điện tử, đồ nghề đi kèm là một trong những món đồ thiết yếu không thể không mang theo mỗi khi đi làm việc. Có thể khẳng định, các dụng cụ và đồ nghề vừa là công cụ học tập vừa là món đồ thiết yếu trong sửa chữa điện tử, làm việc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dụng cụ cần thiết khi sửa chữa điện tử của một người thợ điện.
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng là một dụng cụ rất quan trọng đối với người thợ sửa chữa điện tử. Điện hay điện tử đều là kỹ thuật vô hình, chúng ta đều không thể quan sát được dòng điện và điện áp. Chính vì thế đồng hồ vạn năng sẽ đóng vai trò như một con mắt của chúng ta, sử dụng để chuẩn đoán hư hỏng của dòng điện hay các thiết bị, máy móc.
Thông thường một chiếc đồng hồ vạn năng sẽ được tích hợp 3 chức năng chính là đo dòng điện, đo điện áp và đo điện trở. Ngoài những chức năng chính, nhiều dòng đồng hồ vạn năng hiện đại ngày nay còn được tích hợp thêm các chức năng như đo thông mạch, kiểm tra diot, kiểm tra transistor, đo tụ điện, đo cuộn cảm, đo tần số và đo cả nhiệt độ.
Hầu hết với những thợ điện mới vào nghề thì không cần thiết phải sắm một chiếc đồng hồ vạn năng quá đắt. Chỉ cần sử dụng các dòng đồng hồ vạn năng tích hợp các chức năng cơ bản là có thể đáp ứng được công việc. Ngược lại, với những thợ sửa chữa lâu năm, sở hữu một chiếc đồng hồ vạn năng cao cấp được tích hợp đầy đủ chức năng sẽ giúp công việc được xử lý thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Mỏ hàn thiếc
Nếu đồng hồ vạn năng được coi là con mắt của người thợ thì mỏ hàn lại được coi là cánh tay. Hầu hết trong quá trình làm việc, nếu muốn thao tác hay sửa chữa bất kỳ thiết bị điện tử, mạch điện nào thì bạn cũng không thể thiếu mỏ hàn thiếc. Công dụng của những chiếc mỏ hàn thiếc thường giúp làm nóng chảy mối hàn các linh kiện trên bảng mạch điện tử. Sau khi các mối hàn nóng chảy, ta có thể tháo linh kiện hỏng ra và thay thế linh kiện mới vào.
Thị trường hiện nay đang cung cấp 2 loại mỏ hàn phổ biến là mỏ hàn xung và mỏ hàn nung. Từng loại mỏ hàn sẽ sở hữu những ưu điểm riêng biệt như:
- Mỏ hàn xung sẽ hoạt động với nguyên lý dòng ngắn mạch làm mỏ hàn nóng lên với dòng điện rất cao (dao động từ 200A đến 300A). Mỏ hàn xung có ưu điểm gia nhiệt nhanh, dễ mang đi di chuyển nhưng nhược điểm là dễ làm chết những linh kiện nhạy cảm với từ trường.
- Mỏ hàn nung hoạt động dựa vào một dây điện trở đốt nóng. Ưu điểm của mỏ hàn nung là các mối hàn đẹp, dễ điều chỉnh nhiệt độ ổn định. Đồng thời khả năng hàn các linh kiện dán rất nhỏ tốt hơn. Nhược điểm là cồng kềnh khó di chuyển, đầu mỏ hàn cần mất thời gian khá lâu để làm nóng.
Dụng cụ tháo lắp
Cùng với hai dụng cụ trên, các dụng cụ tháo lắp đi kèm cũng rất quan trọng. Không một thiết bị điện tử nào mà không có kết cấu với nhiều ốc vít ở bên ngoài vỏ. Nếu muốn nhìn thấy những mạch điện tử bên trong thì chúng ta cần tháo lớp vỏ ngoài của các thiết bị bằng những công cụ tháo lắp.
Một số dụng cụ tháo lắp phổ biến được sử dụng thường xuyên là kìm bóp, kìm mỏ nhọn, tuốc nơ vít, kìm chết, súng hút thiếc, dao trổ, dao gọt dây điện, nhíp gắp linh kiện…. bất cứ người thợ điện nào cũng cần trang bị cho mình những bộ dụng cụ tháo lắp để khi thực hiện thao tác không cần tốn quá nhiều thời gian để tìm đồ nghề hay chuẩn bị dụng cụ.
Đặc biệt, dụng cụ tháo lắp cũng cần được mang theo người thường xuyên bởi quá trình sửa chữa không cho phép người thợ dừng lại quá lâu trước mỗi thao tác đo đạc. Khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sẽ tiết kiệm được thời gian sửa chữa tốt hơn.
Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn nắm rõ về những dụng cụ cần thiết khi sửa chữa điện tử. Nếu bạn cần tìm mua các loại linh kiện, dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật chính hãng, chất lượng, hãy gọi ngay tới hotline 0984.818.676 – 0984.818.676 – 0888.202.000 của linh kiện Thế Anh để được tư vấn và sở hữu sản phẩm nhé!