Đồng hồ vạn năng là thiết bị có các chức năng chính giúp đo chính xác các thông số về điện trở, điện áp DC, điện áp AC và dòng điện. Đây cũng được coi là thiết bị quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ thợ sửa chữa, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sử dụng để phục vụ công việc. Với các chức năng chính giúp đo các thông số, để sử dụng hiệu quả thiết bị, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn phép đo cơ bản trong bài viết dưới đây.
Đo điện trở và trở kháng
Sử dụng đồng hồ vạn năng có thể đo được rất nhiều thông số liên quan đến điện trở và trở kháng như giá trị điện trở, sự thông mạch của một đoạn dây dẫn, đoạn mạch in, cuộn dây biến áp, kiểm tra phóng nạp của tụ điện, kiểm tra tụ có bị dò hay bị chập không, trở kháng, điốt và bóng bán dẫn.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Để thang đo của đồng hồ về các thang đo trở, khi điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, điện trở lớn thì để thang xlK ohm hoặc 10Kohm và chập hai quẻ đo, chỉnh triết áo về 0.
- Bước 2: Chuẩn bị đo
- Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc thông số hiển thị và tính theo công thức giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo.
Lưu ý: Tránh để thang đo quá cao hoặc quá thấp vì giá trị đo được sẽ không chính xác.
Đo dòng điện
Có thể áp dụng hai cách để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng đó là dùng thang đo dòng và dùng thang đo áp DC.
- Cách dùng thang đo dòng: Cần đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ, lưu ý chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn so với giá trị thang đo.
Bước 1: Đặt đồng hồ theo thang đo dòng cao nhất
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp cùng với tải, đặt que đỏ theo chiều dương và que đen theo chiều âm.
Lưu ý: Nếu kim lên thấp thì cần giảm thang đo, kim lên cao thì phải tăng thang đo. Dựa theo chỉ số kim báo có thể nhận biết được giá trị dòng điện.
- Cách dùng thang đo áp DC: Bạn có thể sử dụng đồng hồ điện năng do đòng điện quá tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải. Điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho ra giá trị dòng điện.
Đo điện áp xoay chiều AC
Để đo điện áp xoay chiều AC bằng đồng hồ vạn năng, bạn cần chuyển thang đo về các thang AC và đảm bảo để thang AC cao hơn so với điện áp cần đo một nấc. Trong quá trình đo điện áp xoay chiều AC sẽ có một số trường hợp lưu ý như:
- Không được để nhầm thang đo điện trở hay để thang đo vào nguồn AC vì sẽ làm hỏng các điện trở trong đồng hồ.
- Khi để thang đo áp DC mà lại đo nguồn AC thì kim đồng hồ sẽ không hiển thị được giá trị chính xác.
Đo điện áp một chiều DC
Khi đo điện áp một chiều DC, đầu tiên bạn sẽ cần chuyển thang đo về thang DC và khi đỏ thì lưu ý đặt que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm. Đồng thời cần điều chỉnh thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Quá trình sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC cũng có một số trường hợp dễ gặp phải như:
Khi để sai thang đo thì đồng hồ sẽ không báo chính xác giá trị cần kiểm tra, đôi khi giá trị sai có thể chênh lệch gấp 2 lần điện áp thực tế. Đồng thời, ở một số trường hợp để nhầm thang đo thì đồng hồ cũng sẽ dễ bị hư hỏng các điện trở bên trong.
Đây là những chia sẻ về 4 phép đo cơ bản khi sử dụng đồng hồ vạn năng để giúp bạn sử dụng thiết bị hiệu quả hơn. Bạn hãy ghi nhớ điều chỉnh thang đo phù hợp khi cần kiểm tra, đo thông số trong từng trường hợp khác nhau để đảm bảo thông số hiển thị chính xác và tránh làm hỏng đồng hồ.
Bạn có thể tìm mua đồng hồ vạn năng tại rất nhiều địa chỉ, trong đó gợi ý của chúng tôi là linh kiện Thế Anh. Tại linh kiện Thế Anh, chúng tôi cung cấp các sản phẩm đồng hồ vạn năng đa dạng mẫu mã, tính năng, thuận tiện cho người dùng.
Vì thế, nếu có nhu cầu hoặc cần tư vấn lựa chọn sản phẩm, hãy liên hệ qua hotline 0984.818.676 – 0984.818.676 – 0888.202.000 của linh kiện Thế Anh!